Danh Mục
- 1 Lợi ích của điện năng lượng mặt trời
- 2 Các yếu tố nào cần tính đến khi lắp điện mặt trời mái nhà?
- 3 Muốn lắp đặt hệ thống ĐMTMN 500kWp?
- 4 Những tiêu chí nào cần có để một hệ thống điện mặt trời mái nhà đạt hiệu quả cao nhất?
- 5 Chính sách hỗ trợ hộ gia đình lắp đặt điện mặt trời mái nhà
- 6 Nâng công suất điện mặt trời mái nhà?
- 7 Tấm pin mặt trời có dễ vỡ?
- 8 Điện lực trả tiền cho phần điện mặt trời mái nhà phát lên lưới điện như thế nào?
- 9 Hiệu suất tấm pin năng lượng mặt trời là gì?
- 10 Lắp đặt điện mặt trời mái nhà, có phải trả tiền điện nữa không?
- 11 Nguyên lý hoạt động của hệ thống điện mặt trời nối lưới?
- 12 Điện mặt trời mái nhà có hoạt động vào những ngày mưa, không có nắng không?
- 13 Sử dụng tấm pin nào cho điện mặt trời mái nhà?
- 14 Điện mặt trời mái nhà có hoạt động được với máy phát điện diezel?
- 15 Điện mặt trời mái nhà nối lưới có thể tạo ra điện năng vào ban đêm không?
- 16 Hệ thống điện mặt trời mái nhà bao gồm những loại nào?
- 17 Dành cho khách hàng
Những câu hỏi / đáp về điện năng lượng mặt trời thường được hỏi nhất trong lĩnh vưc điện năng lượng mặt trời mà bạn cần biết trước khi tiến hành lắp đặt hệ thống.
Lợi ích của điện năng lượng mặt trời
- Giảm hóa đơn tiền điện hàng tháng
- Tăng thu nhập nhờ bán lại điện không sử dụng cho EVN.
- Sử dụng diện tích không dùng đến.
- Chóng nóng và làm mát hiệu quả cho mái nhà.
- Góp phần bảo vệ môi trường.
- Bảng báo giá lắp đặt trọn gói điện năng lượng mặt trời
- Yêu cầu báo giá lắp đặt điện năng lượng mặt trời
- Các dự án thi công lắp đặt điện năng lượng mặt trời đã hoàn thành
Xem thêm: https://sepower.vn/loi-ich-cua-dien-mat-troi-mai-nha-la-gi/
Các yếu tố nào cần tính đến khi lắp điện mặt trời mái nhà?
Có 4 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà của hộ gia đình.
Các yếu tố này bao gồm: Chi phí lắp đặt và sửa chữa, chế độ bảo hành và chăm sóc khách hàng, sự thân thiện môi trường khi sử dụng sản phẩm, sự đa dạng các doanh nghiệp cung ứng tại địa phương.
Theo đó, giá thành lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà cho hộ gia đình với công suất từ 3 – 5kWp (6 – 7m2/ kWp), từ 16.500.000 đồng/ kWp và bảo hành trên 25 năm. Ngoài ra, chi phí lắp đặt còn phụ thuộc nhiều vào chất lượng và độ cao giàn khung giá đỡ.
Hiệu quả của quá trình này không chỉ giúp giảm chi phí chi trả hóa đơn tiền điện hàng tháng, mà còn có thể mang lại nguồn thu nhập tăng thêm cho hộ gia đình và giảm áp lực sản xuất, tăng nguồn cung thân thiện với môi trường cho hệ thống điện lực quốc gia.
Muốn lắp đặt hệ thống ĐMTMN 500kWp?
Để lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời mái nhà công suất 500kWp, Quý khách cần thực hiện:
– Liên hệ để được khảo sát tư vấn về công suất hệ thống, tiêu chuẩn thiết bị nối lưới.
– Đối với hệ thống có công suất trên, nếu đường dây và trạm biến áp công cộng hiện hữu không đủ để đáp ứng, Quý khách cần phải đầu tư thêm đường dây và trạm biến áp riêng.
Những tiêu chí nào cần có để một hệ thống điện mặt trời mái nhà đạt hiệu quả cao nhất?
Theo chuyên gia, để trang bị hệ thống điện mặt trời mái nhà, bạn nên chú trọng vào tiêu chí như: Hiệu suất của năng lượng mặt trời, tiêu chuẩn IP (mã bảo vệ quóc tế) và thương hiệu sản xuất pin mặt trời.
Thông thường, những nhà sản xuất thuộc nhóm dẫn đầu thị trường sẽ đáp ứng được các tiêu chí này. Tuy nhiên, sản phẩm và công nghệ từ các thương hiệu dẫn đầu thường cao hơn so với mặt bằng chung, có thể là khoản ngân sách không dễ quyết định đối với bài toán chi phí – hiệu quả của gia đình bạn. Nhưng, năng lượng mặt trời là cuộc đầu tư cho lợi ích dài hạn. Với tầm nhìn này, khoản chi phí thích đáng ban đầu vẫn sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với những bất lợi gây ra từ thiết bị, công nghệ không phù hợp.
Mặt khác, do hệ thống điện mặt trời mái nhà sẽ tiếp xúc trực tiếp với những thách thức từ môi trường thiên nhiên; do đó, bộ biến tần (Inverter) phải đảm bảo các tiêu chuẩn nghiêm khắc về an toàn, chống bụi, chống nước, chống sét, hạn chế nguy cơ bị rỉ sét, hư hỏng, dẫn tới tính ổn định kém…
Chính sách hỗ trợ hộ gia đình lắp đặt điện mặt trời mái nhà
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 6/4/2020 về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 22/5/2020, theo đó EVN thực hiện thanh toán lượng điện năng từ hệ thống điện mặt trời mái nhà phát lên lưới điện quốc gia theo giá mua điện là 1.943 đồng/kWh (tương đương 8,38 UScent/kWh). Mức giá mua này đang cao hơn mức giá bán lẻ điện bình quân của EVN đến khách hàng, đây là cơ chế ưu đãi để khuyến khích khách hàng đầu tư lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà.
Để khuyến khích các chủ đầu tư lắp đặt điện mặt trời có nhu cầu bán điện lên lưới điện, EVN đã chỉ đạo các Công ty Điện lực/Điện lực tạo điều kiện hỗ trợ thủ tục đơn giản trong tiếp nhận, đấu nối hệ thống điện mặt trời, lắp đặt công tơ đo đếm hai chiều ghi nhận sản lượng phát lên lưới.
Nâng công suất điện mặt trời mái nhà?
Quý khách đã lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà có thể nâng công suất hệ thống. Tuy nhiên, hệ thống lắp thêm cần đảm bảo quy định tiêu chuẩn nối lưới như hệ thống trước. Công suất lắp thêm của hệ thống phải đảm bảo không gây quá tải đường dây và trạm biến áp hiện hữu.
Thủ tục bán điện cũng tương tự như lắp đặt hệ thống ban đầu, Điện lực sẽ ký thêm phụ lục Hợp đồng và thực hiện tách hai phần sản lượng phát lên lưới tương ứng với tỷ lệ công suất lắp đặt trước và sau.
Giá bán điện sẽ được áp dụng theo 02 phần sản lượng, sản lượng phát của hệ thống cũ sẽ được tính theo giá trước 30/6/2019 (9,35 Uscents/kWh), sản lượng của hệ thống mới sẽ được áp dụng giá bán sau ngày 30/6/2019 (8,38 Uscents/kWh).
Tấm pin mặt trời có dễ vỡ?
Các tấm pin mặt trời (Solar panel) hiện nay được chế tạo theo tiêu chuẩn IEC – 61215 có thể chịu được áp lực gió đến hơn 2400N/m2, chịu được mưa đá, ăn mòn hóa học, ăn mòn sương muối. Bề mặt tấm pin được bảo vệ bằng kính cường lực có chiều dày từ 3,2 – 4 mm. Chính vì vậy, tấm pin mặt trời rất khó vỡ.
Tuy nhiên, các tấm pin mặt trời được lắp đặt nối tiếp với nhau, nên nếu có 1 tấm pin bị hỏng, chuỗi các tấm pin chứa tấm pin hỏng sẽ dừng phát điện do hở mạch. Để khắc phục, chủ đầu tư cần tìm ra tấm pin hỏng để tách ra khỏi chuỗi vận hành, hoặc thay thế bằng tấm pin tốt.
Do đó, trong quá trình thi công, không nên lắp đặt các tấm pin thành một chuỗi nối tiếp quá dài, thay vào đó nên lắp đặt thành nhiều chuỗi ngắn song song, nhằm giảm thiểu ảnh hưởng gây ra cho cả hệ thống khi có 1 tấm pin hỏng.
Điện lực trả tiền cho phần điện mặt trời mái nhà phát lên lưới điện như thế nào?
– Nếu công trình có ngày vận hành thương mại trước 30/6/2019, giá mua điện từ các dự án điện mặt trời mái nhà áp dụng theo Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 11/4/2017 là 9,35 UScents/kWh, tương đương 2.164 VNĐ/kWh, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng và áp dụng trong vòng 20 năm.
– Nếu công trình vận hành sau ngày 30/6/2019, giá mua điện từ các dự án điện mặt trời mái nhà áp dụng theo Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 06/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ là 8,38 UScents/kWh, tương đương 1.943/kWh, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
– Hiện nay, Điện lực sẽ thanh toán tiền cho chủ đầu tư hàng tháng, theo hình thức chuyển khoản (phí chuyển khoản do chủ đầu tư chịu):
+ Đối với chủ đầu tư là doanh nghiệp có phát hành hóa đơn: Hàng tháng, Công ty Điện lực nhận hóa đơn và thanh toán tiền điện theo hóa đơn do chủ đầu tư phát hành theo quy định.
+ Đối với chủ đầu tư là hộ gia đình, cá nhân (không phát hành hóa đơn): Hàng tháng, Công ty Điện lực thực hiện lập bảng kê để thanh toán tiền điện cho chủ đầu tư, tiền thanh toán không bao gồm thuế giá trị gia tăng.
Hiệu suất tấm pin năng lượng mặt trời là gì?
Hiệu suất của tấm pin năng lượng mặt trời là khả năng chuyển đổi từ bức xạ mặt trời thành dòng điện.
Khả năng chuyển đổi này hiện trung bình ở mức 17% – 19% cho mỗi loại pin. Khi lấy hiệu suất chuyển đổi nhân với diện tích của tấm pin, sẽ có công suất của tấm pin năng lượng mặt trời (công suất tấm pin = hiệu suất x diện tích).
Hiệu suất của tấm pin là thông số khá quan trọng, tuy nhiên không phải thông số quan trọng nhất. Khi quyết định lựa chọn tấm pin, công suất tấm là điều khách hàng phải chú ý vì công suất tấm và số lượng sẽ quyết định công suất hệ thống và mang lại giá trị cho khách hàng chính xác nhất.
Lắp đặt điện mặt trời mái nhà, có phải trả tiền điện nữa không?
Tuỳ theo mô hình lắp đặt, nhu cầu sử dụng, quy mô công trình, sản lượng điện mà hệ thống điện mặt trời mái nhà sản xuất sẽ quyết định việc gia đình bạn có phải trả chi phí tiền điện nữa không.
Cụ thể, nếu lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà độc lập với lưới điện quốc gia, có ắc quy lưu trữ và sản lượng điện sản xuất ra đáp ứng đủ nhu cầu phụ tải, gia đình không cần sử dụng điện lưới quốc gia, thì không cần trả tiền điện. Còn nếu sản lượng điện mặt trời không đủ và gia đình vẫn phải sử dụng thêm điện lưới, thì vẫn phải trả tiền điện.
Với điện mặt trời mái nhà nối lưới, vào ban đêm hoặc những ngày/thời điểm điện mặt trời mái nhà không đáp ứng nhu cầu phụ tải, mà phải sử dụng điện từ điện lưới, vẫn phải trả tiền điện. Còn ban ngày, nếu phụ tải không sử dụng hết, sản lượng điện mặt trời dư sẽ được phát lên lưới và bán lại cho ngành Điện và Điện lực sẽ thanh toán tiền cho khách hàng.
Dù ở mô hình nào, thì việc đầu tư điện mặt trời mái nhà cũng sẽ góp phần giảm chi phí tiền điện, đem lại hiệu quả kinh tế cho các gia đình/doanh nghiệp.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống điện mặt trời nối lưới?
Điện mặt trời mái nhà sẽ hoạt động theo nguyên lý sau: Các tấm pin năng lượng mặt trời được gắn trên phần mái của tòa nhà sẽ hấp thu ánh sáng mặt trời chiếu vào và chuyển hóa quang năng thành điện năng. Phần điện năng 1 chiều (DC) qua Inverter sẽ biến đổi thành dòng điện xoay chiều (AC) chuẩn với lưới điện (220V – 1 pha hoặc 380V – 3 pha). Điện đầu ra từ hệ thống năng lượng mặt trời sẽ được kết nối trực tiếp vào điểm hòa lưới (tại tủ điện tổng) và hoạt động đồng bộ với điện lưới để cung cấp toàn phụ tải trong tòa nhà. Hệ thống sẽ đồng bộ pha và kết nối giữa điện mặt trời và điện lưới; trong đó, ưu tiên sử dụng điện mặt trời cung cấp trực tiếp cho phụ tải.
Cụ thể:
– Khi công suất từ hệ thống điện mặt trời mái nhà bằng công suất phụ tải, phụ tải sẽ tiêu thụ hoàn toàn điện từ điện mặt trời.
– Khi công suất phụ tải lớn hơn công suất hệ thống điện mặt trời, phụ tải sẽ sử dụng thêm cả nguồn điện lưới.
– Khi công suất phụ tải tiêu thụ nhỏ hơn công suất hệ thống điện mặt trời, sản lượng điện mặt trời dư sẽ được đẩy lên lưới điện quốc gia bán lại cho ngành Điện. Sản lượng điện bán sẽ được công tơ điện 2 chiều ghi nhận. Đây cũng chính là hiệu quả nổi bật của hệ thống điện năng lượng mặt trời nối lưới.
Điện mặt trời mái nhà có hoạt động vào những ngày mưa, không có nắng không?
Trong những ngày mưa hoặc có nhiều mây, hệ thống điện mặt trời mái nhà vẫn hoạt động nhưng lượng điện năng phát sẽ phụ thuộc vào cường độ ánh sáng. Lúc này điện lưới sẽ tự động hòa vào để bổ sung lượng điện còn thiếu, đảm bảo cung cấp đủ điện cho phụ tải. Vì thế việc sinh hoạt, sản xuất sẽ không bị gián đoạn.
Với hệ thống điện mặt trời mái nhà nối lưới, quý khách không cần đầu lưu trữ ắc quy, bởi toàn bộ sản lượng điện sinh ra từ hệ thống sẽ được tiêu thụ tức thời. Trong trường hợp phụ tải tiêu thụ không hết, lượng điện dư sẽ trả ngược lên lưới điện để bán cho ngành Điện và được công tơ điện 2 chiều ghi nhận. Ngược lại, khi sản lượng điện mặt trời không đáp ứng đủ cho phụ tải, phụ tải sẽ sử dụng điện từ lưới điện quốc gia.
Do đó, việc sinh hoạt (hoặc sản xuất, kinh doanh) sẽ được sử dụng điện từ nguồn năng lượng mặt trời miễn phí vào bàn ngày, sử dụng từ điện lưới vào ban đêm hoặc những thời điểm điện mặt trời không đủ đáp ứng.
Sử dụng tấm pin nào cho điện mặt trời mái nhà?
Cả hai loại pin Monocrystalline (Mono) và Polycrystalline (Poly) đều có khả năng hấp thu quang năng và chuyển hoá thành điện năng. Tuy nhiên, do cấu tạo từ hợp chất đồng nhất nên hiệu suất, khả năng hoạt động của Mono sẽ cao hơn Poly nếu so về cùng kích thước. Tuy nhiên, với cùng một mức công suất tấm pin như nhau, ở cùng một địa điểm, mức điện năng tạo ra của 2 tấm Poly và Mono là tương đương như nhau.
Do đó, việc chọn lựa tấm pin không phụ thuộc vào loại Poly hay Mono, mà quan trọng là công suất của tấm là bao nhiêu và kích thước thế nào để phù hợp với nhu cầu và vị trí lắp đặt.
Điện mặt trời mái nhà có hoạt động được với máy phát điện diezel?
Đối với điện mặt trời mái nhà nối lưới, về mặt kỹ thuật, khi mất điện lưới, hệ thống không thể lấy mẫu số từ điện lưới nên sẽ dừng hoạt động để đảm bảo an toàn cho phụ tải và lưới điện (ngay cả khi đang có nắng tốt).
Trong thời gian này, nếu máy phát điện diesel hoạt động, hệ thống điện mặt trời mái nhà sẽ tái khởi động và hoạt động tích hợp với máy phát điện như với điện lưới. Tuy nhiên, đối với các máy nổ công suất nhỏ, cần lắp đặt một thiết bị chuyên dụng để ngăn dòng trả ngược lại máy phát điện, gây cháy nổ hoặc hư hỏng máy phát.
Điện mặt trời mái nhà nối lưới có thể tạo ra điện năng vào ban đêm không?
Hệ thống điện mặt trời mái nhà không thể sản xuất điện vào ban đêm. Nếu không muốn sử dụng điện lưới vào thời điểm này, khách hàng có thể nghiên cứu trang bị thêm bộ lưu trữ điện (acquy). Tuy nhiên, chi phí sẽ cao hơn và thời gian hoàn vốn sẽ lâu hơn so với hệ thống nối lưới không có ắc quy lưu trữ. Đó là chưa kể, chi phí thay bộ lưu trữ điện (acquy) khi hết vòng đời sử dụng.
Thông thường, với hệ thống điện mặt trời mái nhà nối lưới, sản lượng điện tạo ra vào ban ngày nếu phụ tải không sử dụng hết sẽ được đẩy lên lưới điện quốc gia để bán lại cho ngành Điện. Phần sản lượng phát lên lưới sẽ được công tơ điện 2 chiều ghi nhận, Điện lực sẽ thanh toán cho khách hàng theo mức giá điện mặt trời mái nhà Chính phủ quy định.
Ngược lại, vào buổi tối hoặc các thời điểm khác trong ngày khi sản lượng điện mặt trời không đáp ứng đủ nhu cầu phụ tải, phụ tải sẽ sử dụng điện từ lưới điện quốc gia.
Hệ thống điện mặt trời mái nhà bao gồm những loại nào?
Hệ thống năng lượng mặt trời mái nhà hiện có 03 loại:
– Hệ thống nối lưới (hoà lưới): Được đấu nối vào lưới điện quốc gia và không có bộ lưu trữ điện (acquy).
– Hệ thống tương tác lưới: Được nối vào lưới điện quốc gia và có bộ lưu trữ điện (acquy).
– Hệ thống độc lập: Không nối vào lưới điện quốc gia và có bộ lưu trữ điện (acquy).
Khách hàng nên chọn hệ thống nối lưới, vì chi phí đầu tư thấp hơn, thời gian hoà vốn nhanh hơn so với hệ thống tương tác lưới và độc lập.
Ngoài ra, hệ thống điện mặt trời nối lưới không sử dụng bộ lưu trữ điện nên sẽ không gây hại cho môi trường; chi phí đầu tư và bảo dưỡng thấp, thao tác vận hành đơn giản, dễ dàng nâng cấp mở rộng hệ thống; hệ thống tự động ngưng hoạt động trong trường hợp điện lưới mất để đảm bảo an toàn cho lưới điện và người sử dụng.
Đặc biệt, việc lắp đặt điện mặt trời nối lưới vừa tiết kiệm chi phí điện năng, vừa tăng thêm thu nhập cho chủ đầu tư nhờ bán lại phần điện dư khi phát lên lưới cho ngành Điện.
Dành cho khách hàng
- Công cụ dự tính lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời https://sepower.vn/cong-cu/
- Báo giá https://sepower.vn/bao-gia/