CÔNG TY TNHH ĐT&TM NĂNG LƯỢNG SE SOLAR
Tấm pin năng lượng mặt trời ( hay còn được gọi là pin mặt trời, pin quang điện hoặc solar panel) là một trong những thành phần quan trọng trong hệ thống điện mặt trời.
Tấm pin mặt trời là thiết bị điện tử có nhiều tế bào quang điện. Các tế bào quang điện này là phân tử bán dẫn chứa nhiều cảm quang trên bề mặt có nhiệm vụ chuyển đổi năng lượng ánh sáng trực tiếp từ mặt trời thành năng lượng điện để sử dụng. Thường thì mỗi tấm pin năng lượng mặt trời sẽ có từ 60 cho đến 72 tế bào quang điện.
Vai trò chính của tấm pin năng lượng mặt trời đó chính là sản xuất và cung cấp năng lượng sạch, tái tạo. Nhờ vào khả năng chuyển đổi trực tiếp năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng điện, tấm pin giúp giảm thiểu sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng không tái tạo, gây hại đến môi trường chẳng hạn như dầu mỏ, than đá hoặc khí đốt.
Việc sử dụng tấm pin năng lượng mặt trời không những giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính mà còn giúp cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có thể sử dụng điện hiệu quả mà không tốn quá nhiều chi phí tiền điện mỗi tháng hay phụ thuộc lưới điện quốc gia.
Cấu tạo tấm pin năng lượng mặt trời được chế tạo từ 8 bộ phận chính đó là khung nhôm, kính cường lực, lớp EVA, lớp tế bào quang điện, tấm nền pin, hộp đấu dây, cáp điện, jack kết nối MC4… Mỗi bộ phận trong cấu tạo tấm pin mặt trời sẽ đảm nhiệm một nhiệm vụ khác nhau và được làm từ các vật liệu khác nhau.
Hay còn được gọi là Solar Cell là một trong những vật liệu làm pin mặt trời để chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành năng lượng điện 1 chiều (DC). Hiệu suất tấm pin sẽ phụ thuộc vào tế bào quang điện và tính chất silicon được sử dụng với 2 loại chính là đơn tinh thể hoặc đa tinh thể. Cơ sở của các tế bào silicon có thể được xây dựng bằng cách sử dụng các chất phụ gia khác nhau để tạo thành silicon loại p dương hoặc silicon loại n âm. Có nhiều kích thước và cấu hình ô, cung cấp mức hiệu quả và hiệu suất khác nhau.
Phần lớn các tấm pin năng lượng mặt trời sẽ có chứa 60 tế bào đơn tinh thể hoặc đa tinh thể và được kết nối bằng các thanh nối tiếp để tạo ra 30 – 40V tùy thuộc loại tế bào. Những tấm pin mặt trời lớn hơn được sử dụng trong hệ thống điện năng lượng mặt trời dân dụng và thương mại quy mô lớn chứa 72 hoặc 96 tế bào tương ứng.
Tấm kính bảo vệ là một thành phần cấu tạo tấm pin năng lượng mặt trời. Nhiệm vụ của lớp kính này là bảo vệ và đảm bảo độ bền của tấm pin khỏi những tác động của các yếu tố bên ngoài, thời tiết chẳng hạn mưa, gió và mảnh vụn trong không khí.
Tấm kính bảo vệ này thường được làm bằng chất liệu kính cường lực chịu lực cao, chịu được va đập hoặc tác động mạnh. Độ dày của lớp kính này thường từ 2 – 4mm tùy thuộc vào loại kính mà nhà sản xuất lựa chọn. Ngoài việc bảo vệ tấm pin mặt trời, lớp kính cường lực này còn giúp tăng hiệu suất hoạt động của tấm pin bằng cách tăng cường khả năng hấp thụ ánh sáng mặt trời và giảm tổn thất điện năng.
Khung tấm pin mặt trời là một trong những bộ phận đóng vai trò quan trọng trong cấu tạo tấm pin mặt trời. Nhiệm vụ của nó là tạo ra kết cấu vững chắc để liên kết các tấm pin và các bộ phận khác với nhau, bảo vệ cho chúng khỏi những tác động bên ngoài.
Khung thường được làm bằng vật liệu nhôm ép đùn cho độ bền cao và khả năng chống oxy hóa tuyệt vời. Phần khung này còn có nhiệm vụ gắn các tấm pin lên các bề mặt khác nhau chẳng hạn như mái nhà, mặt đất, bức tường hoặc các cấu trúc khác nữa.
Tấm nền mặt sau của pin mặt trời có chức năng chính là cách điện, bảo vệ và che chắn các tấm pin năng lượng mặt trời khỏi thời tiết khắc nghiệt và độ ẩm. Vật liệu chính của tấm nền này thường là polymer hoặc các loại nhựa khác nhau chẳng hạn như PP, PET, PVF với các mức độ bảo vệ khác nhau. Tấm nền của tấm pin có màu trắng nhưng cũng có thể là trong suốt hoặc màu đen tùy thuộc vào từng nhà sản xuất.
Lớp màng EVA (ethylene vinyl acetate) là vật liệu đóng gói hoàn thiện của tấm pin năng lượng mặt trời. Nhờ sở hữu tính năng cách điện, chống nước, chống chịu tia cực tím lớp màng này giúp bảo vệ các tế bào pin năng mặt trời khỏi những tác động từ bên ngoài.
Lớp màng Eva trong cấu tạo tấm pin năng lượng mặt trời được sản xuất bằng cách trộn nhựa EVA cùng những chất phụ gia và chất kết dính để tạo thành một lớp màng dẻo dai và mềm. Sau đó lớp màng này sẽ được ép ngay giữa các tấm nền mặt sau và kính cường lực để tạo thành bộ phận đóng gói hoàn thiện cho tấm pin năng lượng mặt trời.
Hộp đấu dây cũng là một trong những bộ phận quan trọng tấm pin mặt trời thường được đặt phía sau tấm pin. Chức năng chính của hộp đấu dây là kết nối các tế bào pin và dây điện bên trong. Hộp đấu dây được làm từ chất liệu nhựa chịu nhiệt và chống thấm nước, chính vì thế nó cũng có tính năng bảo vệ chẳng hạn chống sét, ngắt mạch…
Loại cáp điện này chuyên dùng cho hệ thống điện năng lượng mặt trời, nhiệm vụ chính là truyền tải điện năng mặt trời đến các thiết bị điện khác như bộ điều khiển, bộ lưu trữ năng lượng hoặc biến tần inverter độc lập. Cáp điện Dc thường được thiết kế có khả năng cách điện tốt với dòng điện 1 chiều DC, ngoài ra nó còn có khả năng chống chịu với những yếu tố môi trường khắc nghiệt. Chất liệu chính sản xuất cáp điện DC là vật liệu chịu nhiệt và chống oxy hóa, có lớp vỏ bên ngoài tăng độ bền. Việc sử dụng cáp điện DC giúp tăng hiệu suất và độ tin cậy của toàn bộ hệ thống điện mặt trời.
Còn được gọi là MC4 solar connector là một loại đầu nối điện được thiết kế cho việc kết nối giữa các tấm pin năng lượng mặt trời với nhau. Jack kết nối MC4 có khả năng chống thấm, chống bụi và chống ăn mòn, đảm bảo quá trình kết nối được ổn định và an toàn dù điều kiện thời tiết có khắc nghiệt như thế nào đi chăng nữa.
Công suất điện mặt trời cần lắp (dự kiến): kWp
(Số tiền bạn sẽ tiết kiệm được khi lắp điện mặt trời/tháng: VND)
CHỌN PHƯƠNG ÁN HỢP TÁC ĐẦU TƯ CÙNG SE-SOLAR:
Số điện tiêu thụ của bạn còn thấp nên lắp điện mặt trời sẽ chưa hiệu quả!
Nếu bạn tiêu thụ điện từ 1.500.000đ/tháng trở lên thì sẽ có lợi tốt khi đầu tư điện mặt trời
Trân trọng & Cảm ơn!
SE SOLAR
Tấm pin năng lượng mặt trời sẽ hoạt động dựa trên nguyên lý quang điện. Hiểu một cách cụ thể hơn thì những tấm pin này sẽ chuyển đổi ánh sáng mặt trời trực tiếp thành năng lượng điện mà chúng ta thường hay sử dụng thông qua hiệu ứng quang điện.
Các tế bào quang điện sẽ có 2 lớp là 1 cực âm và 1 cực dương dùng để tạo ra điện trường. Khi ánh sáng mặt trời chiếu lên tấm pin, các hạt photon trong ánh sáng mặt trời sẽ hấp thụ vào tế bào sẽ giải phóng các electron và dẫn nó xuống đáy của tế bào. Sau đó chúng sẽ đi qua các đường dẫn kim loại và cuối cùng là tạo ra năng lượng điện.
Điện áp và hiệu suất của tấm pin năng lượng mặt trời sẽ phụ thuộc vào mức độ sáng chiếu vào các tấm pin. Điều này cũng đồng nghĩa nếu như ánh sáng chiếu vào ít thì hiệu suất tấm pin sẽ giảm. Vì thế cần lựa chọn vị trí lắp đặt tấm pin sao cho đảm bảo có nhiều ánh sáng chiếu vào nhất trong ngày, cần đảm bảo góc nghiêng hấp thụ nhiều ánh sáng.