CÔNG TY TNHH ĐT&TM NĂNG LƯỢNG SE SOLAR
1. Điện mặt trời áp mái hộ gia đình là gì
2. Vì sao cần nắm quy định về điện mặt trời áp mái
2.2. Hưởng được quyền lợi riêng
3. Quy định về lắp đặt điện mặt trời áp mái hộ gia đình
3.1. Đăng ký và cấp phép lắp đặt
3.2. Tiêu chuẩn thiết kế và lắp đặt
3.3. Quy định về bảo trì bảo dưỡng
Điện mặt trời áp mái hộ gia đình hay còn được gọi là điện mặt trời mái nhà là một hệ thống trong đó các tấm pin mặt trời sẽ được lắp đặt ở trên mái nhà của 1 căn nhà hoặc một căn hộ để tạo ra điện năng từ ánh sáng mặt trời. Điện năng được tạo ra từ hệ thống này chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt của các hộ gia đình, trong trường hợp nếu dư thừa thì phần dư thừa còn lại sẽ được đưa vào lưới điện của nhà nước để bán lại cho các nhà cung cấp điện (khi có chính sách của nhà nước) hoặc tích trữ lại để dùng vào ban đêm hoặc khi mất điện.
Điện mặt trời áp mái hộ gia đình là một trong những dạng sử dụng năng lượng tái tạo phổ biến nhất hiện nay. Việc sử dụng hệ thống không những giảm chi phí hóa đơn tiền điện mỗi tháng mà còn đồng thời góp phần bảo vệ môi trường, giảm bớt lượng khí thải carbon và mang lại nguồn điện sạch, an toàn. Ngày nay việc lắp đặt điện mặt trời áp mái còn giúp tăng giá trị bất động sản cho các hộ gia đình hiện nay.
Trước khi tiến hành lắp đặt thì việc tìm hiểu kỹ lưỡng những quy định về điện mặt trời áp mái hộ gia đình thật sự rất quan trọng. Dưới đây là những lý do vì sao cần phải nắm rõ các quy định về lắp đặt điện mặt trời áp mái hộ gia đình mới nhất mà chủ hộ cần nên quan tâm:
Để tránh những rủi ro về pháp lý thì việc nắm rõ các quy định về lắp đặt điện mặt trời áp mái hộ gia đình mới nhất là rất quan trọng. Nếu không tuân thủ quy định của pháp luật về điện mặt trời áp mái người sử dụng có thể bị phạt hoặc là xử lý hành chính, thậm chí bị thu hồi hệ thống và điều này gây ảnh hưởng đến quá trình cung cấp điện, gây tốn kém chi phí lắp đặt.
Việc tìm hiểu và tuân thủ những quy định mới nhất về lắp đặt điện mặt trời áp mái hộ gia đình sẽ giúp chủ sở hữu được hưởng rất nhiều quyền lợi riêng biệt, bao gồm chính sách hỗ trợ từ chính phủ trong quá trình lắp đặt hoặc là tránh bị lừa đảo mất tiền oan. Ngoài ra người sử dụng còn được hưởng từ lợi ích tiết kiệm năng lượng, giảm được hóa đơn tiền điện hằng tháng.
Đảm bảo an toàn cũng là một trong các yếu tố quan trọng về việc nắm rõ quy định lắp điện mặt trời áp mái hộ gia đình. Theo đó, lắp đặt điện mặt trời áp mái không đúng quy định có thể gây nên sự nguy hiểm về an toàn cho người sử dụng cũng như môi trường xung quanh. Nếu không tuân thủ các quy định về an toàn, hệ thống điện mặt trời áp mái hộ gia đình có thể gây ra nhiều rủi ro chẳng hạn như rò điện, cháy nổ, hư hỏng thiết bị và nguy hiểm tính mạng con người.
Lắp điện mặt trời không đúng quy định có thể làm giảm hiệu suất sản xuất điện và điều này khiến cho các thiết bị trong hệ thống bị hư hỏng, gây nhiều tốn kém sửa chữa, thay mới. Chính vì vậy mà tìm hiểu, tuân thủ quy định về điện mặt trời áp mái sẽ đảm bảo hiệu suất sản xuất điện tốt hơn cũng như chất lượng hệ thống trong quá trình vận hành, sử dụng.
Công suất điện mặt trời cần lắp (dự kiến): kWp
(Số tiền bạn sẽ tiết kiệm được khi lắp điện mặt trời/tháng: VND)
CHỌN PHƯƠNG ÁN HỢP TÁC ĐẦU TƯ CÙNG SE-SOLAR:
Số điện tiêu thụ của bạn còn thấp nên lắp điện mặt trời sẽ chưa hiệu quả!
Nếu bạn tiêu thụ điện từ 1.500.000đ/tháng trở lên thì sẽ có lợi tốt khi đầu tư điện mặt trời
Trân trọng & Cảm ơn!
SE SOLAR
Lắp điện mặt trời áp mái hộ gia đình cần phải tuân thủ các quy định kỹ thuật an toàn và pháp luật. Tại Việt Nam, việc lắp đặt điện mặt trời áp mái hộ gia đình sẽ được quy định như sau:
Chủ sở hữu hộ gia đình trước khi lắp đặt điện mặt trời áp mái hộ gia đình cần phải đăng ký với cơ quan quản lý điện lực địa phương để được cấp phép lắp đặt điện mặt trời áp mái (trong trường hợp bán điện thừa lại cho EVN) . Các cơ quan chức năng sẽ có trách nhiệm giám sát, kiểm tra và xác nhận tính hợp pháp của hệ thống. Các quy định pháp luật quy định liên quan đến việc lắp đặt điện mái nhà cần lưu ý khi triển khai:
- Liên hệ phòng quản lý đô thị ở các quận/huyện để kiểm tra xem vị trí lắp đặt hệ thống điện mặt trời có vướng quy hoạch về khoảng không, sân bay... hay không trước khi lắp đặt để đảm bảo không bị yêu cầu tháo dỡ trong quá trình lắp điện mặt trời.
- Đối với các căn nhà từ 7 tầng trở lên phải xin phép cơ quan cảnh sát PCCC phê duyệt thiết kế lắp điện mặt trời trước khi tiến hành lắp đặt, nếu không muốn bị phạt sau khi lắp đặt xong.
Đây là 2 quy định cơ bản cần nắm trước khi tiến hành lắp đặt điện mặt trời.
Hệ thống điện mặt trời áp mái hộ gia đình cần phải được thiết kế và lắp đặt đúng công suất quy định kỹ thuật sẽ mang lại hiệu quả tốt. Đặc biệt, trong giai đoạn này việc đầu tư điện mặt trơi mái nhà cho hộ gia đình được khuyến khích để tự sử dụng "không bán điện thừa cho EVN". Do đó, cần xác định rõ nhu cầu dùng điện để lắp đặt được hệ thống điện mặt trời với công suất và chủng loại phù hợp sẽ mang lại hiệu quả cao nhất. Ví dụ: Đối với các hộ gia đình có hóa đơn tiền điện ít từ 1 – 2 triệu 1 tháng và dùng ban ngày nhiều thì nên lắp đặt điện mặt trời áp mái hòa lưới 3kWp không lưu trữ là hiệu quả nhất, còn trường hợp dùng ban đêm nhiều nên lắp đặt hệ thống điện mặt trời hòa lưới có tính năng lưu trữ sẽ phù hợp hơn .
Vị trí lắp đặt cần phải đảm bảo được độ cao nhất để nhận được bức xạ nhiệt mặt trời lớn. Nên hạn chế lắp đặt ở những nơi gần bóng cây cao, tòa nhà cao tầng. Góc nghiêng tốt nhất đối với các tấm pin sẽ bằng 10 đến 12 độ và nghiêng về hướng Nam là tốt nhất. Do đó, trước khi lắp đặt cần đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn khảo sát để xác định được phương án lắp đặt tối ưu nhất, tránh trường hợp lắp xong mà hiệu quả mang lại không cao.
Quá trình lắp đặt cần phải thực hiện bởi những kỹ thuật viên chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm và hệ thống cần phải đảm bảo an toàn, chất lượng cũng như hiệu suất sản xuất điện tối đa. Hệ thống điện mặt trời áp mái phải được trang bị đầy đủ các thiết bị bảo vệ an toàn cho tính mạng và tài sản người lắp đặt gồm ổ cắm chống giật, tủ điện cách điện, bảo vệ chống sét…
Sau khi lắp đặt cũng như đưa vào sử dụng cần phải kiểm định để đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống. Các hệ thống điện mặt trời áp mái cần phải được kiểm định theo định kỳ, bao gồm kiểm định ban đầu sau khi lần đầu lắp đặt và kiểm định kỳ 03 năm.
Công tác bảo trì bảo dưỡng định kỳ là công việc bắt buộc cần phải được thực hiện trong quá trình sử dụng điện mặt trời. Vì các lý do như sau:
- Hệ thống tấm pin năng lượng trên mái nhà là thiết bị chính để thu nhận bức xạ ánh sáng chuyển thành điện năng để sử dụng, nhưng được lắp trên cao nhất của mái nhà thường bị bụi bẩn, lá cây, phân chim.... bám bẩn lên bề mặt tấm pin là giảm khả năng thu nhận bức xạ của tấm pin làm cho điện năng bị suy giảm. Bên cạnh đó, nếu bị bụi bẩn bám vào bề mặt sẽ gây ra hiện tượng "hostpot" làm chập cháy các tấm pin.
- Hệ thống dây dẫn điện DC kết nối với tấm pin và inverter được để trên mái nhà và chịu tác động môi trường (nắng, mưa) của côn trùng (Gián, chuột) sẽ gây ra hiện tượng rò rỉ điện làm hư hỏng inverter.
Do đó, để hạn chế được các lỗi này xảy ra trong quá trình sử dụng điện mặt trời mình cần phải thực hiện bảo trì định kỳ để đảm bảo hiệu suất và tuổi thọ sử dụng lâu dài của hệ thống điện mặt trời mang lại
Trên đây chúng tôi đã cung cấp đến bạn thông tin một vài quy định điện về mặt trời áp mái hộ gia đình. Mong rằng bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức về những quy định này, từ đó tuân thủ theo quy định nhằm đảm bảo an toàn cũng như được hưởng những quyền lợi riêng biệt trước và sau khi lắp đặt điện mặt trời áp mái cho hộ gia đình.
Nếu bạn đang có nhu cầu lắp đặt điện mặt trời áp mái cho hộ gia đình hay còn nhiều vướng mắc liên quan đến quy định lắp đặt, quy trình lắp đặt đừng ngần ngại liên hệ với Se Solar. Với nhiều năm kinh nghiệm chúng tôi chắc chắn mang đến bạn những lời chia sẻ tận tâm nhất.