CÔNG TY TNHH ĐT&TM NĂNG LƯỢNG SE SOLAR

Góc chia sẻ
Góc chia sẻ - đây là kênh tập hợp các kiến thức về điện năng lượng mặt trời, năng lượng tái tạo và vấn đề về môi trường cũng như sự cần thiết phải có nguồn năng lượng mới.

Phân biệt sự khác nhau giữa các hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới không lưu trữ, hòa lưới có lưu trữ và hệ thống điện mặt trời độc lập

Hệ thống điện mặt trời đang dần trở nên phổ biến với các hộ gia đình, doanh nghiệp và các tòa nhà văn phòng. Nó không chỉ giúp tiết kiệm điện, tăng hiệu quả kinh tế, bảo vệ mạng lưới năng lượng quốc gia mà còn được khuyến khích phát triển do đây là nguồn điện thân thiện với môi trường. Hiện nay, hệ thống điện mặt trời bao gồm 3 hệ thống: hệ thống điện mặt trời hòa lưới (không lưu trữ), hệ thống điện mặt trời hòa lưới có lưu trữ và hệ thống điện mặt trời độc lập. Vậy sự khác nhau giữa các hệ thống này là gì? Đâu là hệ thống điện bạn nên đầu tư lắp đặt? Qua bài viết này, SE SOLAR sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.

Mục lục

1. Nguyên lý hoạt động của các hệ thống điện năng lượng mặt trời

1.1. Hệ thống điện năng lượng mặt trời hoà lưới không lưu trữ

1.2. Hệ thống điện năng lượng mặt trời hoà lưới có lưu trữ

1.3. Hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập

2. So sánh sự khác nhau giữa các hệ thống điện mặt trời

3. Cách thức để lựa chọn đầu tư một hệ thống điện mặt trời tốt nhất

Phân biệt sự khác nhau giữa các hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới không lưu trữ, hòa lưới có lưu trữ và hệ thống điện mặt trời độc lập

1. Nguyên lý hoạt động của các hệ thống điện năng lượng mặt trời

 

1.1. Hệ thống điện mặt trời hoà lưới (không lưu trữ)

a. Thành phần thiết bị của hệ thống điện mặt trời hòa lưới không lưu trữ:

– Tấm pin năng lượng mặt trời hay còn gọi là tấm pv.

– Biến tần (inverter) là bộ chuyển đổi từ điện một chiều thành xoay chiều để hòa vào lưới điện cho thiết bị sử dụng.

– Hệ thống tủ điện gồm CB DC, AC để tích hợp vào hệ thống điện hiện tại.

b​. Nguyên lý hoạt động: Khi các tấm pin năng lượng mặt trời nhận được ánh sáng mặt trời sẽ chuyển đổi ánh sáng thành dòng điện 1 chiều (DC). Nguồn điện này đi qua biến tần được chuyển đổi thành dòng điện xoay chiều (AC).  Sau đó, dòng điện AC đi đến tủ điện để cung cấp cho các thiết bị sử dụng. Nếu điện mặt trời được sản sinh ra nhiều hơn so với mức tiêu thụ các thiết bị điện trong nhà thì phần điện dư thừa sẽ được đưa lên lưới bán cho điện lực hoặc cho bên thứ ba. Ngược lại, nếu sản lượng điện sinh ra từ hệ thống điện mặt trời thấp hơn nhu cầu sử dụng của các thiết bị trong nhà thì phần thiếu sẽ được lấy từ lưới điện bù vào để đảm bảo đủ cho thiết bị.

Đọc ngay: hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới không lưu trữ là gì? để hiểu được chi tiết

mô hình kết nối cơ bản của hệ thống điện mặt trời hòa lưới không lưu trữ

Mô hình kết nối cơ bản của hệ thống điện mặt trời hòa lưới không lưu trữ

c. Ưu điểm:

– Nâng cao công suất sử dụng thiết bị điện không giới hạn.

– Chi phí đầu tư ban đầu thấp.

– Chi phí vận hành, bảo trì bảo dưỡng thấp.

– Hiệu quả kinh tế mang lại cao nhất.

– Ít có nguy cơ cháy nổ.

– Không có rác thải nguy hại đến môi trường

d. ​Nhược điểm: chỉ sử dụng được khi có điện lưới từ hệ thống điện quốc gia.

1.2. Hệ thống điện năng lượng mặt trời hoà lưới có lưu trữ

a. Thành phần thiết bị của hệ thống điện mặt trời hòa lưới có lưu trữ

– Tấm pin năng lượng mặt trời hay còn gọi là tấm pv.

– Biến tần (inverter) là bộ chuyển đổi từ điện một chiều thành xoay chiều để hòa vào lưới điện cho thiết bị sử dụng.

– Thiết bị lưu trữ (ắc quy) là thiết bị lưu trữ điện và có khả năng cung cấp dòng điện năng cho thiết bị sử dụng điện.

b. Nguyên lý hoạt động: Khi các tấm pin năng lượng mặt trời nhận được ánh sáng mặt trời sẽ chuyển đổi ánh sáng thành dòng điện 1 chiều (DC). Nguồn điện này đi qua biến tần (inverter) sẽ chuyển đổi thành dòng điện xoay chiều (AC) dùng trong sinh hoạt gia đình. Sản lượng điện sinh ra từ hệ thống điện mặt trời, sau khi cung cấp đủ cho các thiết bị điện trong nhà tiêu thụ, sẽ được dùng để sạc đầy hệ thống lưu trữ (ắc quy). Nếu sản lượng vẫn nhiều hơn so với mức tiêu thụ thì phần điện dư thừa sẽ được đưa lên lưới điện cho điện lực hoặc cho bên thứ ba. Vào ban đêm, khi không có ánh sáng mặt trời, nguồn điện từ hệ thống lưu trữ sẽ được bộ biến tần (inverter) chuyển đổi từ dòng điện 1 chiều (DC) sang dòng điện xoay chiều (AC), cung cấp điện cho các thiết bị sử dụng. Nếu sản lượng điện từ hệ thống lưu trữ (ắc quy) không đủ đáp ứng thì phần thiếu sẽ được lấy từ lưới điện bù vào để đảm bảo cho thiết bị.

Đọc ngay: hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới có lưu trữ là gì? để hiểu được chi tiết

Mô hình kết nối cơ bản của hệ thống điện mặt trời hòa lưới có lưu trữ

Mô hình kết nối cơ bản của hệ thống điện mặt trời hòa lưới có lưu trữ

 

c. Ưu điểm

– Phụ tải tiêu thụ điện từ hệ thống điện mặt trời không bị giới hạn.

– Hệ thống vận hành song song, không ảnh hưởng đến lưới điện quốc gia

– Hệ thống phù hợp khi lắp đặt tại nơi thường xuyên mất điện

d. Nhược điểm

– Chi phí đầu tư ban đầu cao.

– Chi phí vận hành, bảo dưỡng cao (do hệ thống lưu trữ ắc quy cần được bảo hành thường xuyên)

– Hệ thống lưu trữ ắc quy ảnh hưởng đến công suất hoạt động của hệ thống

1.3. Hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập

a. Thành phần thiết bị của hệ thống điện mặt trời độc lập

– Tấm pin năng lượng mặt trời hay còn gọi là tấm pv.

– Biến tần (inverter) là bộ chuyển đổi từ điện một chiều thành xoay chiều để hòa vào lưới điện cho thiết bị sử dụng.

– Thiết bị lưu trữ (ắc quy) là thiết bị lưu trữ điện và có khả năng cung cấp dòng điện năng cho thiết bị sử dụng điện.

b. Nguyên lý hoạt động: Khi các tấm pin năng lượng mặt trời nhận được ánh sáng mặt trời sẽ chuyển đổi ánh sáng thành dòng điện 1 chiều (DC). Nguồn điện này đi qua biến tần sẽ chuyển đổi thành dòng điện xoay chiều (AC). Nếu điện mặt trời được sinh ra nhiều hơn so với mức tiêu thụ của các thiết bị điện trong nhà thì phần điện dư thừa sẽ được sạc đầy hệ thống lưu trữ (ắc quy). Vào ban đêm, khi không có ánh sáng mặt trời, dòng điện 1 chiều (DC) được lưu trữ trong ắc quy sẽ được bộ biến tần (inverter) chuyển đổi thành dòng điện xoay chiều (AC) cung cấp điện cho các thiết bị sử dụng.

Mô hình kết nối cơ bản của hệ thống điện mặt trời độc lập

Mô hình kết nối cơ bản của hệ thống điện mặt trời độc lập

 

c. Ưu điểm: Hệ thống hoàn toàn độc lập, không phụ thuộc vào điện lưới quốc gia

d. Nhược điểm:

– Phụ tải tiêu thụ điện từ hệ thống điện mặt trời độc lập bị giới hạn bởi công suất inverter và tấm pin.

– Hệ thống phụ thuộc vào cường độ ánh sáng mặt trời tại nơi lắp đặt

– Hệ thống lưu trữ (ắc quy) bị hạn chế, có thể hết nguồn điện dự trữ khi không nhận được ánh sáng mặt trời trong nhiều ngày.

– Chi phí đầu tư ban đầu cao

– Chi phí vận hành, bảo trì bảo dưỡng cao

Đọc ngay: hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập là gì? để hiểu được chi tiết

2. So sánh sự khác nhau giữa các hệ thống điện mặt trời

Hệ thống

Hệ thống điện hòa lưới không lưu trữ (Ongrid)

Hệ thống điện độc lập
(Offgrid)

Hệ thống điện hòa lưới có lưu trữ (Hybrid)

Cấu thành (thiết bị chính)

– Tấm pin năng lượng mặt trời (tấm PV)

– Bộ biến tần hoà lưới (Inverter Ongrid)

– Tấm pin năng lượng mặt trời (tấm PV)

– Bộ biến tần độc lập (Inverter Offgrid)

– Bình ắc quy

– Tấm pin năng lượng mặt trời (tấm PV)

– Bộ biến tần hòa lưới có hỗ trợ lưu trữ (Inverter Hybrid)

– Bình ắc quy

Hiệu quả tiết kiệm năng lượng

– Cao nhất.

– Không sử dụng ắc quy, cung cấp tối đa năng lượng

– Ít nhất.

– Bị hạn chế công suất tiêu thụ điện do lưu trữ vào bình ắc quy và tấm pin

– Trung bình.

– Do dự trữ vào ắc quy nên bị giảm công suất do 1 phần dùng để sạc ắc quy

Chi phí đầu tư 
(giả định cùng công suất đầu tư)

Chi phí thấp nhất

Chi phí cao do phải đầu tư thêm acquy lưu trữ

Chi phí cao nhất do phải đầu tư thêm bộ biến tần lai (hybrid) và bình acquy lưu trữ

Tải tiêu thụ

Không giới hạn công suất tải tiêu thụ, có thể lắp đặt thêm thiết bị điện không lo quá tải

Giới hạn công suất tải tiêu thụ.

Chỉ có thể lắp đặt thêm thiết bị điện khi tổng công suất tiêu thụ nhỏ hơn công suất inverter

Không giới hạn công suất tải tiêu thụ, có thể lắp đặt thêm thiết bị điện không lo quá tải. Chỉ lưu ý khi mất điện cần đảm bảo công suất thiết bị điện nhỏ hơn bằng công suất của inverter

Hiệu quả kinh tế

– Cao.

– Sử dụng tối ưu nguồn năng lượng

– Thấp.

– Do nguồn điện bị hạn chế về công suất và ắc quy

– Trung bình.

– Do ắc quy có giá thành cao dẫn đến chi phí tiết kiệm giảm

Chi phí tiết kiệm điện năng

Cao

Thấp

Thấp

Thời gian hoàn vốn

Nhanh

Lâu

Lâu nhất

Ứng dụng

Thích hợp cho khu vực có điện lưới tương đối ổn định.

Thích hợp cho vùng sâu vùng xa, khu vực chưa có điện lưới.

Thích hợp cho khu vực thường xuyên mất điện.

Dự phòng sự cố mất điện

Không có

Chi phí bảo trì – bảo dưỡng

Thấp

Rất cao do phải tốn chí phí bảo trì inverter và acquy. Vì:

– Inverter phải chịu tải hoạt động liên tục.

– Do hoạt động liên tục nên Acquy sẽ suy hao theo thời gian sử dụng nên cần phải thay thế.

Chi phí bảo trì Cao. Vì:

– Acquy (bình lưu điện) suy hao theo thời gian sử dụng nên cần phải thay thế

– Tuổi thọ bình lưu điện ngắn trong vòng 05 năm.

Tính ổn định của hệ thống

Cao do vận hành song song và được bù bằng lưới điện quốc gia nên tính ổn định rất cao, không ảnh hưởng đến sự ổn định của hệ thống.

Thấp. Lệ thuộc vào cường độ ánh sáng mặt trời và hệ thống acquy lưu trữ điện. 

Cao. Vận hành song song với lưới điện, không ảnh hưởng đến sự ổn định của hệ thống.

 

3. Cách thức để lựa chọn đầu tư điện mặt trời tốt nhất

Để lựa chọn đầu tư một hệ thống điện năng lượng mặt trời tốt nhất và phù hợp với nhu cầu, chúng ta cần xác định rõ các vấn đề sau trước khi quyết định lắp đặt.

– Đầu tiên, chúng tác xác định tình hình điện hiện tại của mình bằng cách trả lời với các câu hỏi sau:

Câu 1: Hiện tại nhà có sử dụng được điện của EVN không? Nếu câu trả lời “KHÔNG” chọn ngay hệ thống điện mặt trời độc lập (Offgrid).  Câu trả lời “CÓ” cần thêm các thông tin sau.

Câu 2: Nhà mình điện lưới EVN có thường xuyên mất điện/ Cúp điện không? Nếu câu trả lời “KHÔNG” thì chọn ngay hệ thống hòa lưới không lưu trữ. Nếu câu trả lời “CÓ” chọn  ngay hệ thống hòa lưới có lưu trữ.

– Sau khi xác định được loại hệ thống điện mặt trời phù hợp, bước tiếp theo chúng ta cần xác định nhu cầu dùng điện để xác định công suất lắp đặt phù hợp.

– Tiếp theo chúng ta nên tìm hiểu và chọn nhà cung cấp để lựa chọn được giải pháp đầu tư phù hợp với tình hình tài chính và nhu cầu của mình.

Ngoài ra còn có một số vấn đề cần lưu ý khi lắp điện mặt trời:

– Nếu lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập  và hệ thống có lưu trữ thì hộ gia đình và doanh nghiệp, nhà máy sẽ phải trả thêm một khoản chi phí cho việc đầu tư hệ thống dàn ắc quy dự trữ điện. Chi phí này chiếm khoảng 40% tổng chi phí cho một dự án lắp đặt hệ thống điện mặt trời.

– Bên cạnh, đó chi phí để bảo trì bảo dưỡng hệ thống độc lập và lưu trữ sẽ cao hơn hệ thống hòa lưới. Vì phần pin lưu trữ điện sẽ suy hao theo thời gian sử dụng.

Lựa chọn lắp đặt hệ thống điện mặt trời tùy thuộc vào quan điểm cá nhân và nhu cầu sử dụng của hộ gia đình, công ty hoặc nhà máy phân xưởng. Với mong muốn cung cấp giải pháp tối ưu, thích hợp nhất đến với khách hàng sử dụng, đội ngũ kỹ sư SE SOLAR giàu kinh nghiệm sẽ thực hiện khảo sát và tư vấn giúp bạn lựa chọn hệ thống điện mặt trời phù hợp.

Tổng hợp: Cát Tường

LẬP DỰ TOÁN ĐẦU TƯ ĐIỆN MẶT TRỜI

Mục đích sử dụng điện (*):

Vui lòng chọn

Loại mái nhà (*):

Vui lòng chọn

Tiền điện bạn đang sử dụng/tháng (*):

Công suất điện mặt trời cần lắp (dự kiến): kWp

(Số tiền bạn sẽ tiết kiệm được khi lắp điện mặt trời/tháng: VND)

CHỌN PHƯƠNG ÁN HỢP TÁC ĐẦU TƯ CÙNG SE-SOLAR:

  • SE-SOLAR đầu tư chi phí lắp đặt trọn gói hệ thống điện mặt trời - Quý khách hàng trả tiền thuê hệ thống hàng tháng

  • Phí thuê hàng tháng từ : 160,000đ/1kWp

  • SE-SOLAR đầu tư chi phí lắp đặt trọn gói hệ thống điện mặt trời - Quý khách hàng trả tiền điện giảm đến 35% so với giá điện đang sử dụng

  • Giá mua điện của SE-SOLAR từ : 1.650đ/kWh

  • SE-SOLAR khảo sát và tư vấn lắp đặt hệ thống điện mặt trời - Quý khách hàng thanh toán và sở hữu 100% giá trị hệ thống

  • Giá bán trọn gói từ : 11,000,000đ/1kWp

Số điện tiêu thụ của bạn còn thấp nên lắp điện mặt trời sẽ chưa hiệu quả!

Nếu bạn tiêu thụ điện từ 1.500.000đ/tháng trở lên thì sẽ có lợi tốt khi đầu tư điện mặt trời

Trân trọng & Cảm ơn!

SE SOLAR

Bảng giá zalo-img.png