CÔNG TY TNHH ĐT&TM NĂNG LƯỢNG SE SOLAR

Góc chia sẻ
Góc chia sẻ - đây là kênh tập hợp các kiến thức về điện năng lượng mặt trời, năng lượng tái tạo và vấn đề về môi trường cũng như sự cần thiết phải có nguồn năng lượng mới.

HIỆN TRẠNG, TIỀM NĂNG VÀ KHÓ KHĂN CỦA ĐIỆN MẶT TRỜI VIỆT NAM

Nguồn năng lượng sơ cấp trong nước đã tới hạn là động lực thúc đẩy chính phủ chuyển hướng phát triển năng lượng tái tạo đặc biệt là năng lượng mặt trời

Theo dự báo của Bộ Công Thương, mức tiêu thụ tại Việt Nam tăng bình quân khoảng 10% mỗi năm, nhanh hơn đáng kể so với GDP cả nước. Tuy nhiên, nguồn năng lượng sơ cấp trong nước đã tới hạn và phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu nhập khẩu than và khí. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu khiến các hồ thủy điện thiếu nước để sản xuất, các dự án nhiệt điện bị chậm tiến độ, gây áp lực trong việc đảm bảo nguồn cung điện. Đây chính là động lực thúc đẩy chính phủ chuyển hướng phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng mặt trời.  Bên cạnh đó, cũng cần tăng cường các khâu thông tin, tuyên truyền để cộng đồng doanh nghiệp và người dân hiểu đúng và ủng hộ xu thế phát triển điện mặt trời tại Việt Nam.

Mục lục

I. Tình hình chung

II. Thực trạng phát triển 

III. Các vấn đề gặp phải

1. Vấn đề chính sách

2. Vấn đề công nghệ

3. Vấn đề kinh tế và tài chính

IV. Kết luận

V. Tin vui

Nội dung 

I. Tình hình chung

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, trong tháng 04/2022 sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống đạt 22,62 tỷ kWh, tăng 1,9% so với cùng kỳ. Lũy kế 4 tháng đầu năm, sản lượng điện điện sản xuất toàn hệ thống đạt 85,65 tỷ kWh, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2021. 

Trong đó, mức huy động một số nguồn chính như sau:

► Thủy điện đạt 22,22 tỷ kWh, chiếm 25,9% tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống.

► Nhiệt điện than đạt 39,09 tỷ kWh, chiếm 45,6%.

► Tua bin khí đạt 10,42 tỷ kWh, chiếm 12,2%.

► Điện nhập khẩu đạt 536 triệu kWh, chiếm 0,6%.

Đáng chú ý, tỷ lệ huy động năng lượng tái tạo gồm điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối đạt 13,15 tỷ kWh, chiếm 15,4% tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống.

NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO NÓI CHUNG VÀ ĐIỆN MẶT TRỜI NÓI RIÊNG TÍNH ĐẾN NỬA ĐẦU 2022

II. Thực trạng phát triển 

Năm 2014 - 2015, tổng cộng suất lắp đặt điện mặt trời trong cả nước đạt xấp xỉ 4,5MWp, trong đó khoảng 20% tổng công suất (tương đồng với 900kWp) được đấu nối vào lưới điện. Các trạm điện mặt trời nối lưới này có công suất trung bình khoảng 50kWp và thuộc sở hữu của một số tổ chức và doanh nghiệp lớn như Intel Corporation, Big C Hà Nội...

Năm 2018, điện mặt trời của Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể nhưng con số này vẫn còn quá nhỏ so với một số quốc gia có tiềm năng tương tự như Mỹ, Ý, Philippines thậm chí còn thấp hơn Malaysia, Thái Lan. Cụ thể, tổng công suất điện mặt trời Việt Nam năm 2018 chỉ là 106 MWp, chưa bằng 1% so với Ý và chỉ bằng khoảng 4% của Thái Lan.

Năm 2019, tổng công suất điện mặt trời đã tăng lên khoảng 5 GWp, trong đó 4,5 GWp là của các nhà máy điện máy điện mặt trời nối lưới và gần 0,4 GWp của hệ thống điện mặt trời áp mái. Sự phát triển mạnh mẽ này là do các nhà đầu tư đã tăng tốc độ triển khai dự án để tận dụng các ưu đãi của Chính Phủ theo Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/04/2017 về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam.

Tính hết năm 2020, nguồn điện mặt trời nối lưới đã được đưa vào vận hành lên tới 9 GW (trong đó, 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận gần 3,5 GW). Quy mô công suất của các dự án điện mặt trời đã được bổ sung quy hoạch là trên 13 GW (tổng quy mô đăng ký xây dựng các dự án điện mặt trời nhưng chưa được bổ sung vào quy hoạch là khoảng 50 GM).

NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO NÓI CHUNG VÀ ĐIỆN MẶT TRỜI NÓI RIÊNG TÍNH ĐẾN NỬA ĐẦU 2022

Theo Dự thảo quy hoạch điện VIII, dự kiến công suất lắp đặt điện mặt trời sẽ tăng từ 17 GW (giai đoạn 2020-2025) lên khoảng 20 GW (năm 2030). Tỷ trọng điện mặt trời được kỳ vọng sẽ chiếm 17% (năm 2025), 14% (năm 2030) trong cơ cấu các nguồn điện.

Chiếm ưu thế gần như tuyệt đối trên thị trường Việt Nam là các tấm pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada và Trung Quốc. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có 2 công ty sản xuất mô đun quang điện chính chủ là IREX Solar (Vũng Tàu) và Công ty CP Năng lượng Mặt Trời Đỏ (TP.HCM)

LẬP DỰ TOÁN ĐẦU TƯ ĐIỆN MẶT TRỜI

Mục đích sử dụng điện (*):

Vui lòng chọn

Loại mái nhà (*):

Vui lòng chọn

Tiền điện bạn đang sử dụng/tháng (*):

Công suất điện mặt trời cần lắp (dự kiến): kWp

(Số tiền bạn sẽ tiết kiệm được khi lắp điện mặt trời/tháng: VND)

CHỌN PHƯƠNG ÁN HỢP TÁC ĐẦU TƯ CÙNG SE-SOLAR:

  • SE-SOLAR đầu tư chi phí lắp đặt trọn gói hệ thống điện mặt trời - Quý khách hàng trả tiền thuê hệ thống hàng tháng

  • Phí thuê hàng tháng từ : 160,000đ/1kWp

  • SE-SOLAR đầu tư chi phí lắp đặt trọn gói hệ thống điện mặt trời - Quý khách hàng trả tiền điện giảm đến 35% so với giá điện đang sử dụng

  • Giá mua điện của SE-SOLAR từ : 1.650đ/kWh

  • SE-SOLAR khảo sát và tư vấn lắp đặt hệ thống điện mặt trời - Quý khách hàng thanh toán và sở hữu 100% giá trị hệ thống

  • Giá bán trọn gói từ : 11,000,000đ/1kWp

Số điện tiêu thụ của bạn còn thấp nên lắp điện mặt trời sẽ chưa hiệu quả!

Nếu bạn tiêu thụ điện từ 1.500.000đ/tháng trở lên thì sẽ có lợi tốt khi đầu tư điện mặt trời

Trân trọng & Cảm ơn!

SE SOLAR

III. Các vấn đề gặp phải

1. Vấn đề chính sách

Rào cản lớn nhất trong chính sách là thiếu quy hoạch quốc gia về năng lượng điện mặt trời. Hiện tại, Việt Nam chỉ có quy hoạch phát triển điện mặt trời ở cấp tỉnh. Đặc biệt tập trung ở một số tỉnh, thành phố có tiềm năng. Hạn chế này đã làm suy giảm niềm tin của nhà đầu tư và tác động tiêu cực đến định hướng kết nối các dự án điện mặt trời vào hệ thống điện quốc gia trong ngắn hạn cũng như khả năng phát triển bền vững và đồng bộ trên cả nước trong dài hạn.

NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO NÓI CHUNG VÀ ĐIỆN MẶT TRỜI NÓI RIÊNG TÍNH ĐẾN NỬA ĐẦU 2022

Công trình điện mặt trời được lắp đặt tại Đồng Nai

 

2. Vấn đề công nghệ

Cơ sở hạ tầng điện hiện nay chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của điện mặt trời. Sự bùng nổ của điện mặt trời trong năm 2019 đã gây áp lực lớn lên cơ sở hạ tầng hiện có, đòi hỏi nhu cầu củng cố và thiết lập các kết nối mới với lưới điện trong thời gian ngắn. Đây cũng là lý do vì sao chính sách mua bán điện của EVN đã dừng lại từ cuối 2020. Những thay đổi về chính sách thuế, phí, giá cả, quy hoạch, kế hoạch phát triển cho chủ đầu tư phân vân khi đầu tư lắp đặt điện mặt trời. 

3. Vấn đề kinh tế và tài chính

Bởi vì chính sách mua bán điện đã dừng lại, trong phần này chúng ta sẽ chỉ bàn luận đến vấn đề kinh tế tài chính đối với các dự án điện mặt trời áp mái. Vướng mắc lớn nhất đó là trách nhiệm chia sẻ rủi ro giữa các bên. Một hệ thống điện mặt trời có tuổi thọ rất cao, lên đến 30 năm và hơn thế nữa nếu được bảo trì thường xuyên và sử dụng đúng cách. Vì vậy trong thời gian sử dụng nếu sự cố xảy ra mà những đơn vị thi công lắp đặt lại không còn hoạt động thì chủ đầu tư sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi bảo hành. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trải nghiệm sử dụng điện mặt trời. 

IV. Kết luận

Qua những phân tích nêu trên có thể thấy, điện mặt trời tại Việt Nam đã bước đầu phát triển nhưng còn thiếu tính bền vững. Để đảm bảo phát triển điện mặt trời bền vững và hài hòa với các nguồn năng lượng khác. Bên cạnh việc tính toán phê duyệt tổng công suất lắp đặt và phát điện phù hợp với mục tiêu từng giai đoạn, chúng ta xây dựng các chính sách một cách toàn diện hơn. Đặc biệt là cơ chế giá điện mặt trời. Việc liên tục cập nhật chính sách điện mặt trời sẽ tháo gỡ những khó khăn làm giảm nhịp độ phát triển của điện mặt trời đồng thời ứng phó với những tình huống phát sinh bất ngờ trong tương lai.

 

 

Bảng giá zalo-img.png